Tất tần tật về Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh
Các Nội Dung Chính
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Quận 9 nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 13 km theo xa lộ Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai
- Phía tây giáp quận Thủ Đức với ranh giới là Xa lộ Hà Nội
- Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 2
- Phía bắc giáp thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Quận có diện tích 113,97 km², dân số năm 2019 là 310.107 người, mật độ dân số đạt 2.721 người/km².
GIAO THÔNG QUẬN 9
Quận 9 (thuộc TP Thủ Đức) có tổng diện tích là 11.389,62 ha. Phía đông quận 9 giáp tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp với quận 2 qua sông Rạch Chiếc, rạch Bà Cua và đường Tân Lập; phía nam giáp tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai; phía bắc giáp quận Thủ Đức qua Xa lộ Hà Nội.
Về quy hoạch giao thông, ngày 12/11/2012, UBND TP HCM đã ban hành Quyết định số 5758/QĐ-UBND về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 9 đến năm 2020, tỷ lệ 1/10.000. Quy hoạch này vẫn có hiệu lực cho đến khi quy hoạch mới được lập, công bố. Quy hoạch giao thông quận 9 cũng được thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 của TP HCM.
Theo quyết định 5758 nói trên, quy hoạch giao thông quận 9 cụ thể như sau:
– Mở rộng và hoàn thiện các tuyến đường hiện hữu còn lại theo lộ giới.
– Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ có chức năng đối ngoại, nối kết các vùng, khu vực đô thị kế cận gồm đường Xa lộ Hà Nội (Quốc lộ 52), Quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường Vành đai 2, Vành đai 3, đường nối Vành đai 3.
– Quy hoạch các tuyến giao thông đường bộ đối nội trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu dự kiến nâng cấp, mở rộng (đường Long Phước, đường Nguyễn Xiển, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Đỗ Xuân Hợp, đường Lê Văn Việt, đường Lã Xuân Oai, đường Hoàng Hữu Nam, đường Nguyễn Văn Tăng, đường Bưng Ông Thoàn, đường Long Thuận, đường Tam Đa, đường Dương Đình Hội…) kết hợp với việc xây dựng mới các tuyến đường chính, đường liên khu vực như đường Long Phước nối dài, đường D1, D2 khu Công nghệ cao, đường Lã Xuân Oai nối dài, đường Bưng Ông Thoàn nối dài, đường Long Thuận nối dài, đường Tam Đa nối dài, đường Dương Đình Hội nối dài, đường Long Phước 1, 2, 3, 4, 5, đường dọc sông, đường liên phường nối dài và một số tuyến khác.
– Về giao thông đường sắt quốc gia: Tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang đi theo hành lang đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây vượt qua sông Đồng Nai đi qua quận 9 nối ga Thủ Thiêm; dự kiến quy hoạch Depot (quy mô 40ha) cho tuyến đường sắt cao tốc tại vị trí gần bến xe sông Tắc, phường Long Trường.
– Về giao thông đường sắt đô thị: Cập nhật quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đi theo hành lang Xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Suối Tiên thuộc phường Long Bình, quy mô diện tích 27 ha.
– Về giao thông thủy: Quy hoạch các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn quận 9 có chức năng giao thông thủy theo quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.
– Quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi trên địa bàn quận với tổng quy mô là 168,21ha; bao gồm: Bến chuyên dụng xe buýt (6 ha), đầu mối trung chuyển hành khách (0,6 ha), bến xe liên tỉnh (31,01 ha), bãi đậu xe ô tô (35,9 ha), bãi đâu xe taxi (4,7 ha), trung tâm tiếp chuyển hàng hóa (40 ha), kho thông quan nội địa (50 ha).
– Xây dựng kho thông quan và trung tâm tiếp chuyển hàng hóa…
BẢN ĐỒ QUẬN 9 – QUẬN 9 CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
Quận 9 vốn là vùng đất hoang rừng rậm, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước.
Đến thế kỷ 15, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà hậu Trần thất bại, tàn quân rút vào Thuận Hóa là tuyệt lộ, một số bỏ chạy sang Lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại xuống phía Nam, đến vùng này. Tới thế kỷ 17, hơn 200 năm sau, cũng có một tàn quân nữa giống vậy, của nhà Minh chạy trốn nhà Thanh, xuống vùng này từ Long Môn (Khâm Châu, Quảng Tây). Nhóm này đã bắt tay vào việc khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước là ngành nông nghiệp và sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.
Từ năm 1623, để mở rộng giang sơn các chúa Nguyễn đã tạo mối thiện cảm đối với triều đại Chân Lạp, để đưa dân cư từ vùng Thuận Quảng vào lập nghiệp. Đến năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lý, lấy đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định, lấy đất Đông Phố lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trong coi về quốc phòng.
Năm 1808, năm Gia Long thứ 7 huyện Phước Long được nâng lên phủ Phước Long, bốn tổng được nâng lên thành 4 huyện. Mỗi huyện được chia làm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Tuy, lấy hai chữ tên huyện đặt lên đầu tên hai tổng, quận 9 lúc đó thuộc tổng Long Vĩnh.
Năm 1821, triều Minh Mạng, năm thứ 2, địa bàn hai tổng được chia làm bốn tổng. Nhưng mãi đến Minh Mạng năm thứ 17 (1836), đất này mới được đo đạc, cùng với toàn thể ruộng đất trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ. Công cuộc này được thực hiện bởi Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng. Từ đó các thôn phường mới có địa bộ chính thức.
Đến Minh Mạng năm thứ 18 (1837), khi ranh giới hành chánh của tỉnh Biên Hòa có sự thay đổi, hai huyện Long Thành và Phước An được tách ra khỏi phủ Phước Long để thành lập phủ mới, tên là Phước Tuy.
Đến khi người Pháp đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, thành lập chính quyền thực dân, theo hòa ước Nhâm Tuất (1862), họ làm chủ 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Thực thi chính sách trực trị, họ bỏ hết cấp tỉnh, phủ, huyện, và chia địa bàn tỉnh thành 13 địa hạt (Arrondisements), bao gồm tỉnh Biên Hòa cũ (được chia làm 5 địa hạt).
Từ đó 5 năm sau, người Pháp chiếm trọn luôn 6 tỉnh Nam Kỳ. Năm 1867, họ chia toàn địa bàn ra làm 24 đơn vị hành chính, trước gọi là hạt thanh tra (Inspections), sau đổi thành tham biện (Administrateurs). Nơi trụ sở gọi là tòa tham biện, người Việt quen gọi là tòa Bố. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, thống đốc Nam kỳ ra nghị định giải thể tòa tham biện Long Thành, sáp nhập vào các toà tham biện lân cận, do đó các làng thuộc tổng Long Vĩnh Hạ được sáp nhập vào hạt tham biện Sài Gòn.
Năm 1920, tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Ngày 10 tháng 10 năm 1965, tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào quận 1 của Đô thành Sài Gòn và được chia thành hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Sau, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm lại được tách ra để thành lập quận 9 của Đô thành Sài Gòn. Qua năm 1972 trên địa bàn Thủ Đức lại được lập thêm một xã mới là xã Phước Bình.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong thành phố, quận Thủ Đức được gọi là huyện ngoại thành. Đồng thời giải thể quận 9 của Đô thành Sài Gòn, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm chuyển thành 2 xã có tên tương ứng và thuộc huyện Thủ Đức (nay là các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông của quận 2).
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03-CP thành lập quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu của xã Phước Long, 891 ha diện tích tự nhiên và 13.493 nhân khẩu của xã Hiệp Phú của huyện Thủ Đức. Đồng thời, thành lập các phường thuộc quận 9 như sau:
Giải thể xã Phước Long để thành lập 2 phường Phước Long A và Phước Long B.
Giải thể xã Tăng Nhơn Phú để thành lập 2 phường Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B.
Giải thể xã Long Trường để thành lập 2 phường Long Trường và Trường Thạnh.
Chuyển 7 xã: Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu thành 7 phường có tên tương ứng.
Từ đó, quận 9 có 13 phường như hiện nay.
CHI TIẾT BẢN ĐỒ QUY HOẠCH QUẬN 9
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN 9
Diện tích tự nhiên: Phường Tăng Nhơn Phú A với tổng diện tích 416 ha, chia làm 7 khu phố với 82 tổ dân phố, gồm 12.442 hộ dân với 46.743 nhân khẩu trong đó thường trú 5.206 hộ với 20.943 nhân khẩu, tạm trú 6237 hộ với 24.891 nhân khẩu, lưu trú 1009 hộ với 1009 nhân khẩu.
Đặc điểm khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tăng Nhơn Phú A có nhiệt độ cao đều trong năm và chia làm hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, chi phối sâu sắc môi trường và cảnh quan của địa phương.
UBND QUẬN 9 – ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
Làm sao để đến UBND Quận 9
Hãy vào xem Google Map theo hướng dẫn nhé !
Thời gian làm việc của UBND (ủy ban nhân dân) quận 9:
– Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
– Buổi chiều từ 13h giờ đến 17 giờ
Buổi sáng Thứ 7: Phục vụ nhân dân thừ 7h30 – 11h30 sáng. Cũng lưu ý như trên, do lượng hồ sơ lớn, cho nên để đảm bảo thì bạn nên tới trước 10h sáng là tốt nhất.
Nắm bắt khung giờ làm việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đi làm các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu. Vì nằm ở trung tâm quận 9, cho nên rất đông người dân đổ xô vào nơi này để làm hồ sơ. Vì vậy, có đôi khi hồ sơ bị ứ đọng, quá tải là chuyện bình thường.
Liên hệ UBND quận 9 để làm gì?
Tùy theo mục đích mà người dân liên hệ với Ủy ban nhân dân quận 9 để làm những công việc cần. Chẳng hạn như:
+ Liên hệ với phòng quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường để: quy hoạch đất đai, xem đất đó có thuộc dự án nào, có bị tranh chấp, xem đất đó có phải dự án treo hay không, các vấn đề về sổ đỏ, sổ hồng,….Nói chung là liên quan tới công tác đất đai, tranh chấp, chủ quyền đất. Bên cạnh đó, 2 phòng ban này còn giải quyết các tranh chấp, đo đạc đất đai nữa.
+ Liên hệ với phòng tư pháp để chứng sao y, chứng thực mua bán đất hoặc các vấn đề như khai sinh, chứng từ, kết hôn,…
+ Liên hệ với phòng lao đông thương binh xã hội quận 9 để giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động. Chẳng hạn như cấp giấy phép lao động, tiền lương,…
CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND QUẬN 9
Đại hội diễn trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và Nhân dân TP đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trở lại, vừa duy trì ổn định phát triển kinh tế – xã hội.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 9 lần thứ V, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Quận 9 đã đoàn kết, thống nhất, năng động sáng tạo, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện.
Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Quận 9 đã cơ bản hoàn thành 15/17 chỉ tiêu Nghị quyết. Trong đó, có một số chỉ tiêu vượt như: tổng thu ngân sách nhà nước hơn 18 ngàn tỷ đồng, đạt 204% dự toán thành phố giao, tăng bình quân 15%/năm so với dự toán; đầu tư xây dựng cơ bản đạt hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó bình quân hàng năm đạt hơn 370 tỷ đồng, đạt 149%; kết nạp 879 đảng viên mới, đạt 110%; hoàn thành trước 2 năm Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 theo chuẩn mới với mức thu nhập 21 triệu đồng/người/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được giữ vững, bình quân đạt 10,6%/năm, mặc dù từ đầu năm 2020 đến nay có giảm do ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19, nhưng vẫn đạt so với chỉ tiêu và đảm bảo theo đúng định hướng “dịch vụ – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp đô thị” mà Nghị quyết đề ra. Trong đó, thương mại – dịch vụ tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực, chiếm 61,5%, kế đến là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 38%. Các tiềm năng, thế mạnh đã được Quận 9 tập trung phát triển như: lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ vận tải kho bãi, may mặc, dệt, giày da, sản xuất mặt hàng gỗ,…
Với nhiều giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 17%/năm, số vốn đăng ký tăng 6,2%/năm. Đến nay, Quận 9 có hơn 9.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 100 ngàn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 67 ngàn lao động. Trong đó, riêng Khu Công nghệ cao đã giải quyết việc làm cho hơn 45 ngàn lao động.
Đặc biệt, Quận đã phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xây dựng không phép, sai phép. Từ 125 vụ năm 2017, giảm còn 92 vụ năm 2019 và tháng 6 đầu năm 2020 chỉ còn 21 vụ.
Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục nâng lên, hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt từ cơ sở; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. An ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Hằng năm, phạm pháp hình sự được kéo giảm, tỷ lệ điều tra phá án nâng lên, đạt trên 70%.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị luôn được chú trọng. Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11, khóa 12 gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị với nhiều cách làm hay, sáng tạo trong học tập và làm theo Bác như: tổ chức hội thi quay video clip “Gương sáng quanh tôi”; xây dựng chuyên trang tin điện tử “Quận 9 học tập và làm theo Bác”, các trang fan-page “Vùng bưng 6 xã”, “Tuổi trẻ Quận 9”,… đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân và được thành phố trao Giải Ba – Giải thưởng Sáng tạo thành phố năm 2019.
Hệ thống chính trị của Quận 9 không ngừng được củng cố và kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, với 264 tổ chức đảng và 243 đảng viên được kiểm tra, giám sát.
Phát huy những kết quả đã đạt được, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Quận 9 đặt ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ tổng quát là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân; tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng “Quận 9 ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển” theo định hướng đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP; phát huy tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng “Dịch vụ – Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp – Nông nghiệp đô thị”; đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của quận đi đôi với bảo vệ môi trường, quản lý trật tự đô thị, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng gia đình hạnh phúc; giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh biểu dương, đánh giá cao những kết quả Đảng bộ Quận 9 đạt được. Đồng thời nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới, Quận 9 được định hướng là một bộ phận của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, là trung tâm phát triển các lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ kỹ thuật cao… đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để thúc đẩy kinh tế – văn hóa-xã hội của Quận 9 phát triển. Tuy nhiên, cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nhạy bén, năng động, sáng tạo đi đầu và quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, Chính quyền trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong cho rằng, trên cơ sở đó, Đảng bộ Quận 9 cần có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn nữa về những thế mạnh, điều kiện sẵn có, cũng như những khó khăn, vướng mắc cần được tập trung tháo gỡ, nhất là ở những khâu, lĩnh vực giữ vai trò then chốt nhưng chưa có sự chuyển biến hoặc có chuyển biến nhưng còn chậm. Đồng thời, nắm kỹ các quan điểm chỉ đạo của TP, đổi mới phương thức lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh to lớn trong Nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu “Xây dựng Quận 9 ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển” mà Đại hội đã xác định.
CƠ QUAN CÔNG AN QUẬN 9
ĐỊA CHỈ VÀ LỊCH LÀM VIỆC TRỤ SỞ CÔNG AN QUẬN 9
Trụ sở Công an Quận 9 đặt tại địa chỉ: 9 Xa lộ Hà Nội, khu phố 3, phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Công an Quận 9 làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật, nghỉ Lễ, nghỉ Tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:
- Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
- Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.
Ngoài ra, Công an Quận 9 luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Công an Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh
Công an Quận 9 là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của Công an Quận 9 thể hiện cụ thể như sau:
- Tham mưu cho Quận ủy – Ủy ban nhân dân Quận 9 về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;
- Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận, tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, giải quyết, xử lý các hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự an ninh, an toàn trên địa bàn;
- Đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an;
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể duy trì củng cố phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trên địa bàn.