Tất tần tật về Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Các Nội Dung Chính
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Ngày 31/8/1953: Quận 4 được thành lập và trực thuộc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Ranh giới quận 4 thời đó nay thuộc địa giới của quận 5, quận 8 và quận 10 ngày nay.
- Ngày 30/6/1951: Khu Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Quận 4 lúc này trực thuộc Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn với địa giới giữ nguyên.
Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa
- Chế độ cai trị: Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
- Thời gian cai trị: Từ năm 1955 đến trước ngày 30/4/1975
- Địa giới hành chính:
- Ngày 22/10/1956: Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn, quận 4 trở thành quận lỵ trực thuộc Đô Thành Sài Gòn.
- Ngày 27/3/1959: Quận 4 cùng 5 quận khác được phân chia lại địa giới hành chính để thành lập 8 quận khác nhau. Quận lỵ này khi đó có 4 phường trực thuộc là Phường Bến Xà Lan, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.
- Từ năm 1962 đến ngày 29/4/1975: Phường Bến Xà Lan của quận 4 bị giải thể để lập nên hai phường mới. Như vậy, các đơn vị hành chính của quận 4 bao gồm 5 phường là Cây Bàng, Khánh Hội, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.
Quận 4 từ năm 1975 đến nay
- Chế độ quản lý: Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
- Thời gian quản lý: Từ năm 1975 đến ngày hôm nay
- Địa giới hành chính:
- Ngày 3/5/1975: Đô Thành Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Sài Gòn – Gia Định. Quận 4 trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.
- Ngày 20/5/1976: Quận 4 được giữ nguyên địa giới hành chính nhưng các phường cũ bị giải thể để lập nên 18 phường mới là Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
- Ngày 2/7/1976: Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh và quận 4 được xác định trực thuộc thành phố mới.
- Ngày 26/8/1982: Phường 11 của quận 4 được giải thể để sáp nhập vào phường 8 nên quận lỵ khi này còn 17 phường là Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
- Ngày 1/11/1985: Phường 7 quận 4 bị giải thể để sáp nhập vào phường 6 và phường 9, phường 17 bị giải thể để sáp nhập vào phường 16 và 18. Quận 4 lúc này gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18.
- Ngày 9/12/1920: Phường 5, Quận 4 được sát nhập vào phường 2 và phường 12 được sát nhập vào phường 13. Quận lỵ còn lại 13 phường là phường 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 18.
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1. Phạm vi lập quy hoạch quận 4 TPHCM
Trước đây vì 3 mặt giáp sông nên việc di chuyển, kết nối thông thương giữa Quận 4 và các quận khác bị hạn chế khiến cho nền kinh tế của Quận 4 TP.HCM không được ổn định. Những năm gần đây, sự phát triển hệ thống giao thông, trong đó có 7 cây cầu hiện đại và tương lai còn xây dựng nhiều cầu mới đã, đang và sẽ giúp Quận 4 kết nối với:
– Quận 1 và quận 5, 8 Thông qua cầu Nguyễn văn Cừ.
– Quận 1 Thông qua cầu Ông Lãnh, cầu Calmette
– Quận 1, 2 thông qua cầu Khánh Hội
– Quận 7 Phú Mỹ Hưng – Nam Sài gòn qua cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận 1, 2
Sự kết nối ấy đã phá vỡ thế cô lập lâu nay của Quận 4. Với vị trí địa lý đặc thù đó tạo điều kiện để Quận 4 TP.HCM giao lưu và đi lên cùng với sự phát triển của thành phố, tạo cho Quận 4 nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch vụ như: Tài chính – ngân hàng, Dịch vụ thương mại, Dịch vụ cảng, Dịch vụ du lịch – khách sạn – nhà hàng – vui chơi giải trí và một số ngành nghề sản xuất truyền thống của quận. Thêm vào đó là sự phát triển của các loại hình BĐS như: Cao ốc văn phòng cho thuê Lancaster Linconln, khu đô thị Lancaster Linconln, căn hộ cao cấp Lancaster Lincoln…
2. Tính chất và chức năng quy hoạch
Theo quy hoạch chung quận 4: Quận 4 là một quận nội thành mang chức năng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ – thương mại và giao thông đường thủy với thế mạnh là dịch vụ Cảng.
Điều chỉnh quy hoạch chung: Quận 4 là một phần của trung tâm thành phố, mang chức năng dân dụng – thương mại – dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp, trong đó ưu tiên đẩy mạnh phát triển dịch vụ – thương mại.
- Khu trung tâm thành phố: cùng với quận 1, 2, 3 và quận Bình Thạnh, quận 4 sẽ có chức năng là một phần thuộc trung tâm thành phố.
- Khu trung tâm thương mại – dịch vụ cấp khu vực: việc di dời cảng Sài Gòn tạo quỹ đất để bố trí khu cảng du lịch quốc tế – thương mại – dịch vụ.
- Khu đô thị: khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
GIAO THÔNG QUẬN 4
Sơ lược chung về bản đồ giao thông quận 4
Nếu sinh sống tại Quận 4, cư dân cũng có thể dễ dàng kết nối, di chuyển đến các cơ quan hành chính công như UBND Quận 4, Công an Quận 4,… thông qua các trục đường chính như:
- Đường Nguyễn Tất Thành.
- Đường Hoàng Diệu.
- Đường Khánh Hội.
- Đường Bến Vân Đồn.
- Đường Tôn Đản.
- Đường Đoàn Văn Bơ.
Trong tổng số 6 trục đường huyết mạch giao thông nêu trên thì đại lộ Nguyễn Tất Thành là con đường lớn và quan trọng hơn cả. Nguyễn Tất Thành trải dài hơn 2 km kết nối khu vực phía Đông của Quận.
Ngoài ra, vì sở hữu đặc điểm địa lý gần sông nước nên các cấp chính quyền đã quy hoạch và tiến hành xây dựng nhiều cây cầu trên khắp địa bàn Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đúng lộ trình thì những cây cầu này sẽ là yếu tố kết nối Quận 4 với nhiều quận lớn khác, phục vụ mục đích giao lưu và phát triển kinh tế nói chung. Trong tương lai, chính quyền Quận mong muốn có thể phát triển theo hướng đưa khu vực trở thành đầu mối giao thương trên cả đường thủy và đường bộ của thành phố.
Vai trò bản đồ giao thông tại quận 4
Trước khi đến với thông tin mà bản đồ giao thông tại quận 4 cung cấp chúng ta hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của chúng. Ngày nay, công nghệ phát triển nhiều ứng dụng cung cấp chức năng tra cứu bản đồ giao thông ra đời. Thế nhưng chưa bao giờ tấm bản đồ giấy mất đi vị trí và vai trò của mình. Thậm chí chúng còn là sở thích của nhiều người có mong muốn sở hữu một kho tàng bản đồ giấy.
Nếu bạn đang có dự định đầu tư tại quận 4, đang nghiên cứu thị trường và địa điểm, thì việc tra cứu bản đô giao thông, bản đồ các quận tp hcm là việc làm không thế bỏ qua. Khác với bản đồ trực tuyến, bản đồ giấy cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát, nâng cao khả năng đánh giá tương tác với các vùng lân cận. Thông qua việc nghiên cứu tổng thể bạn có thể khoanh vùng chiến lược và đưa ra phương hướng kinh doanh.
Quận 4 là một trọng những địa điểm có nền kinh tế phát triển nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, tập trung đông dân cư để đảm bảo tránh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, chính quyền thành phố đã cho xây mới và sửa sang nhiều tuyến đường chính. Để đảm bảo rằng mình không bị lạc đường, di chuyển đến địa điểm cần thiết một cách nhanh nhất thì bản đồ các tuyến giao thông quận 3 sẽ là người bạn dẫn đường hoàn hảo nhất.
Tìm hiểu chung bản đồ giao thông quận 4
Tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng đường đúng lộ giới quy định, kết hợp với việc xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
Quy hoạch nút giao thông đường trục Bắc Nam – Hoàng Diệu giai đoạn II với đảo tròn được xây dựng có bán kính là D = 40m, phần xe chạy quanh đảo 16m tương đương 4 làn xe cơ giới, diện tích chiếm dụng đất 1,46ha.
Toàn thành phố có 4 tuyến đường trên cao, trong đó có 1 tuyến đường trên cao thành phố (tuyến số 3) đi trên hành lang đường Nguyễn Văn Cừ nối dài trong ranh địa bàn quận 4 với chiều dài khoảng 170m, dự kiến 4 làn xe, lộ giới 40m.
Toàn thành phố có 6 tuyến xe điện ngầm (Metro), trong đó có 1 tuyến xe điện ngầm thành phố (tuyến số 4) đi dưới hành lang đường Bắc Nam trong ranh địa bàn quận 4 với chiều dài khoảng 1.492m với lộ giới 40m.
Đường Bến Vân Đồn: lộ giới cũ là 20m, điều chỉnh lộ giới mới là 25m, dự kiến mở rộng thêm 5m về phía kênh Bến Nghé.
Đường Tôn Thất Thuyết: lộ giới cũ là 20m, điều chỉnh lộ giới mới là 25m, dự kiến mở rộng thêm 5m về phía Kênh Tẻ.
Đường Tôn Đản: lộ giới cũ là 20m, điều chỉnh lộ giới mới đoạn trùng với trục đường Bắc Nam mới là 46m; điều chỉnh lộ giới mới đoạn trùng với trục đường nối Thủ Thiêm là 30m; đoạn còn lại (Đoàn Văn Bơ – Nguyễn Tất Thành): giữ nguyên lộ giới là 20m.
Đường Đoàn Văn Bơ: đoạn từ đường Xóm Chiếu đến đường Tôn Thất Thuyết lộ giới cũ là 16m, điều chỉnh lộ giới mới là 25m; đoạn còn lại giữ nguyên lộ giới là 25m. Riêng đoạn đường vào cầu Calmette điều chỉnh lộ giới mới là 39m.
Đường Xóm Chiếu: lộ giới cũ 14m, điều chỉnh lộ giới mới 25m đảm bảo điều kiện xây dựng 4 làn xe, vỉa hè mỗi bên 5m.
Bãi đậu xe ngầm:
- Số 1 Đinh Lễ, phường 1: diện tích hiện trạng 2.225m2.
- Đường 48, phường 4 (gần công viên hồ Khánh Hội): diện tích hiện trạng 2.046m2.
- Khu trung tâm thương mại dịch vụ phường 1: diện tích hiện trạng: 4.500m2.
Hành lang bảo vệ sông, rạch: thực hiện quản lý theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định hành lang bảo vệ sông rạch của quận 4 như sau:
- Sông Sài Gòn: thuộc cấp I, chiều rộng phạm vi hành lang là 50m/mỗi bên.
- Kênh Bến Nghé: thuộc cấp V, chiều rộng phạm vi hành lang là 20m/mỗi bên.
Kênh Tẻ: thuộc cấp II; chiều rộng phạm vi hành lang là 50m/mỗi bên. Thống nhất hướng xác định hành lang an toàn Kênh Tẻ trùng với ranh lộ giới đường Tôn Thất Thuyết nhằm hạn chế việc giải tỏa nhà dân hiện hữu, theo như đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
BẢN ĐỒ QUẬN 4 – QUẬN 4 CÓ BAO NHIÊU PHƯỜNG?
Vì Quận 4 có diện tích vào diện nhỏ nhất Thành phố HCM nên nhiều người vẫn cho rằng Quận này chỉ có vài phường. Vậy chính xác thì Quận 4 có bao nhiêu phường? Câu trả lời là Quận 4 sở hữu đến 13 phường khác nhau. Cụ thể:
- Phường 1.
- Phường 2.
- Phường 3.
- Phường 4.
- Phường 6.
- Phường 8.
- Phường 9.
- Phường 10.
- Phường 13.
- Phường 14.
- Phường 15.
- Phường 16.
- Phường 18.
Cần lưu ý rằng tên các phường của Quận 4 Hồ Chí Minh được đặt bằng các con số nhưng chúng không tuân theo thứ tự. Quận 4 không có phường 5, 7, 11, 12 và 17.
Đặc biệt, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dân sinh, chính quyền khu vực đã đồng loạt nâng cấp hạ tầng các cơ sở giáo dục, trung tâm thương mại, khu dân cư, các khu căn hộ và khu phức hợp ga tàu,… Quảng trường cùng các công viên cây xanh được xây dựng tại hầu hết các phường trực thuộc, dọc theo bờ kênh Tẻ. Về phần dịch vụ y tế thì chỉ tính riêng các đơn vị khám chữa bệnh công lập, trên địa bàn Quận đã sở hữu đến 13 trạm y tế và 1 Bệnh viện Quận 4 thuộc diện đa khoa.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện đặt nhiều trường đại học lớn trên địa bàn Quận 4 Tp. Hồ Chí Minh gồm:
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (số 2 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, Quận 4).
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (số 300A đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, Quận 4).
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cơ sở Tôn Thất Thuyết (số 38 đường Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4).
Một số tiện ích dân sinh khác như cây xăng hoặc khu chợ mua bán nhu yếu phẩm đều nằm ở các vị trí thuận tiện cho người dân di chuyển, sử dụng dịch vụ. Hai cây xăng lớn của Quận nằm tại đường Tôn Thất Thuyết và khu vực Nguyễn Khoái – Bến Vân Đồn. Chỉ tính riêng về chợ thì có thể tham khảo hai khu chợ buôn bán lớn, đầy đủ các mặt hàng thiết yếu là chợ Hãng Phân và chợ Xóm Chiếu.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN 4
Quận 4 có địa giới như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch, là một quận thuộc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ)
- Phía tây giáp Quận 1 và Quận 5 với ranh giới là rạch Bến Nghé
- Phía nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
- Phía bắc giáp Quận 1 với ranh giới là rạch Bến Nghé.
Quận có diện tích 4,18 km², dân số năm 2019 là 175.329 người, mật độ dân số đạt 41.945 người/km².
UBND QUẬN 4 – ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4
Làm sao để đến UBND Quận 4
Hãy vào xem Google Map theo hướng dẫn nhé !
Sáng 27.02.2012, tại quận 4,Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 4 (VPĐKQSDĐ) đã tổ chức khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 4, lãnh đạo VPĐKQSDĐ quận 4 và toàn thể nhân viên đã tham dự buổi lễ.
VPĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 4 được thành lập theo Quyết định số 1386/QĐ-UBND-NC ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân quận 4 là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (tài sản gắn liền với đất) và biến động về quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường quận thực hiện thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất đai tại quận 4.
Ban lãnh đạo VPĐKQSDĐ gồm có: bà Lâm Lệ Khanh, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 4 được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc VPĐKQSDĐ quận 4 theo Quyết định số 1387/QĐ-UBND-NC ngày 30/12/2011 của Chủ tịch UBND quận 4; ông Thái Trần Duy, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 4 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc VPĐKQSDĐ quận 4 theo Quyết định số 1388/QĐ-UBND-NC ngày 30/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 4.
Trụ sở VPĐKQSDĐ quận 4 đặt tại số 46 đường Hoàng Diệu, phường 12, quận 4. Ngoài ra, VPĐKQSDĐ quận 4 có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, đặt tại số 5 Đoàn Như Hài, phường 12,quận 4. Người sử dụng đất tại quận 4 khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (tài sản gắn liền với đất) lần đầu (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng, người đang sử dụng đất mà thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); đăng ký biến động về sử dụng đất (người sử dụng thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng đất như thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh…) sẽ liên hệ Bộ phận này để được hướng dẫn theo trình tự, thủ tục chung và nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả tại đây.
Thời gian làm việc của UBND (ủy ban nhân dân) quận 4:
– Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
– Buổi chiều từ 13h giờ đến 17 giờ
Buổi sáng Thứ 7: Phục vụ nhân dân thừ 7h30 – 11h30 sáng. Cũng lưu ý như trên, do lượng hồ sơ lớn, cho nên để đảm bảo thì bạn nên tới trước 10h sáng là tốt nhất.
Nắm bắt khung giờ làm việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đi làm các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu. Vì nằm ở trung tâm quận 4, cho nên rất đông người dân đổ xô vào nơi này để làm hồ sơ. Vì vậy, có đôi khi hồ sơ bị ứ đọng, quá tải là chuyện bình thường.
Liên hệ UBND quận 4 để làm gì?
Tùy theo mục đích mà người dân liên hệ với Ủy ban nhân dân quận 4 để làm những công việc cần. Chẳng hạn như:
+ Liên hệ với phòng quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường để: quy hoạch đất đai, xem đất đó có thuộc dự án nào, có bị tranh chấp, xem đất đó có phải dự án treo hay không, các vấn đề về sổ đỏ, sổ hồng,….Nói chung là liên quan tới công tác đất đai, tranh chấp, chủ quyền đất. Bên cạnh đó, 2 phòng ban này còn giải quyết các tranh chấp, đo đạc đất đai nữa.
+ Liên hệ với phòng tư pháp để chứng sao y, chứng thực mua bán đất hoặc các vấn đề như khai sinh, chứng từ, kết hôn,…
+ Liên hệ với phòng lao đông thương binh xã hội quận 4 để giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động. Chẳng hạn như cấp giấy phép lao động, tiền lương,…
CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA UBND QUẬN 4
Sáng 19/1, UBND Quận 4 tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021. Dự hội nghị có các đồng chí: Thái Thị Bích Liên, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND Quận 4.
Trong năm, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng giảm 11,7%, doanh thu các ngành thương mại – dịch vụ tăng 1,42%, thu ngân sách Nhà nước đạt 79,24% kế hoạch, giảm 9,67% so cùng kỳ. Năm 2020, Quận 4 có hơn 1.600 doanh nghiệp được thành lập mới, đạt 153% chỉ tiêu. Quận đã tập trung thực hiện các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, việc sử dụng vốn và giải ngân vốn đạt 96,75%.
Đa số các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội đạt và vượt so kế hoạch, đồng thời, đảm bảo thực hiện phù hợp với các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế và thành phố về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn quận giảm so cùng kỳ, nhất là việc khống chế dịch bệnh Covid-19. Các hoạt động chính sách, an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, chăm lo đúng đối tượng.
Công tác cải cách hành chính, hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp tục được quan tâm, tỉ lệ hồ sơ đúng hẹn đạt 100%, tỉ lệ hài lòng đạt 98,76%, đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh được đảm bảo nhất là thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Đại hội đại biểu Đảng bộ quận và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Trong năm 2021, Quận 4 phấn đấu hoàn thành 14 chỉ tiêu như: giá trị dịch vụ tăng bình quân từ 12% trở lên; thu ngân sách Nhà nước vượt chỉ tiêu thành phố giao 5%, tốc độ thu ngân sách Nhà nước tăng trên 5%; 100% tuyến đường, hẻm không có điểm tồn đọng rác, 100% hộ dân đóng tiền thu gom rác; 93% khu phố đạt chuẩn văn hóa, 70% phường đạt chuẩn phường văn minh đô thị; 100% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh học 2 buổi/ngày; kéo giảm phạm pháp hình sự thấp hơn 6 vụ/10.000 dân, khám phá án đạt từ 75% trở lên; công tác tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu giao; tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt trên 95%;…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Quận ủy Quận 4 Thái Thị Bích Liên đề nghị UBND quận tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn triển khai kế hoạch công tác theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2020 – 2025, với lộ trình giải pháp cụ thể, đảm bảo tiến độ yêu cầu đề ra. Đồng thời tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế, phát huy tốt vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện tốt chủ đề năm 2021 của thành phố “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, tiếp tục quan tâm đẩy mạnh các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong tình hình dịch bệnh còn khó khăn. UBND quận cần đánh giá lại những khó khăn hạn chế, có giải pháp cụ thể đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đạt chỉ tiêu trên 95%.
Về công tác an ninh quốc phòng, đồng chí Bí thư Quận ủy đề nghị quan tâm lãnh đạo đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các ngành, các cấp cần tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo Tết Tân Sửu 2021 cho gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, các phường cần chú trọng tiếp xúc đối thoại với người dân, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường giám sát, phản biện xã hội, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kiến nghị của người dân. Đồng chí cũng lưu ý các phường mới sáp nhập tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ đảm bảo yêu cầu theo quy định; bố trí đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội phường để sớm đi vào hoạt động; lãnh đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Tại hội nghị, UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 8 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2020.
CƠ QUAN CÔNG AN QUẬN 4
ĐỊA CHỈ VÀ LỊCH LÀM VIỆC TRỤ SỞ CÔNG AN QUẬN 4
Trụ sở Công an Quận 4 đặt tại địa chỉ: 14 Đường Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Công an Quận 4 làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật, nghỉ Lễ, nghỉ Tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:
- Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
- Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.
Ngoài ra, Công an Quận 4 luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Công an Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh
Công an Quận 4 là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ của Công an Quận 4 thể hiện cụ thể như sau:
- Tham mưu cho Quận ủy – Ủy ban nhân dân Quận 4 về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;
- Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận, tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, giải quyết, xử lý các hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự an ninh, an toàn trên địa bàn;
- Đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an;
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể duy trì củng cố phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trên địa bàn.